Bạn sắp ra trường, hay vừa tốt nghiệp. Ngành học của bạn là thiết kế đồ họa. Nhưng bạn vẫn chưa biết làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong vòng loại hồ sơ? Câu trả lời cho bạn chính là bài viết này!
Một nhà thiết kế đồ họa phải có một tầm nhìn rõ ràng về một ý tưởng được thể hiện trực quan thành công. Các nhà thiết kế phải thể hiện một portfolio xuất sắc khi xin việc, nhưng vai trò của một bản CV cũng quan trọng không kém. Nếu như không có một CV nhấn mạnh vào những kỹ năng sáng tạo cụ thể, bạn sẽ không thể có được một buổi phỏng vấn. Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực cạnh tranh, với hàng trăm nhà thiết kế cùng mong muốn một công việc như bạn – đó là lý do đáng để bạn hoàn thiện các kỹ năng của mình trên giấy.
Sáng tạo
Điều các nhà sử dụng lao động muốn biết trên tất cả đó là bạn có sáng tạo hay không. Bạn phải có những kỹ năng khái niệm mạnh mẽ và khả năng phá triển các giải pháp sáng tạo nhanh chóng với các vấn đề truyền thông trực quan. Bạn phải có thể hình dung và tạo ra bức tranh mà những người khác chỉ có thể thể hiện bằng từ. Kỹ năng tư duy xuất sắc được đánh giá cao. Suy nghĩ sáng tạo cho phép những ý tưởng thú vị xuất hiện và bạn chỉ cần tận dụng cơ hội này để thể hiện các kỹ năng sáng tạo của mình.
Thành thạo máy tính và các phần mềm
Liệt kê các kỹ năng máy tính và phần mềm mà bạn sử dụng thành thạo. Photoshop, Flash, Illustrator, Dreamweaver, InDesign, After Effects và những phần mềm sản xuất đồ họa khác đang được sử dụng trong quảng cáo, xuất bản, thiết kế và công nghiệp in ấn. Thêm vào đó là những năm kinh nghiệm của bạn và mức độ thành thạo với mỗi phần mềm, cũng như kinh nghiệm của bạn với nền tảng máy tính và thiết bị ngoại vi. Nếu bạn có các kỹ năng khác liên quan đến thiết kế chẳng hạn như xử lý sự cố máy tính, thiết kế chuyển động, nhiếp ảnh hoặc thiết kế web, tổ chức chúng theo các mục cho dễ đọc hơn.
Kỹ năng typography
Hiểu các nguyên tắc cơ bản về typography là điều cần thiết cho việc sử dụng các loại typo một cách hiệu quả như một yếu tố thiết kế, và nhà sử dụng lao động luôn tìm kiếm những nhà thiết kế với những tài năng như vậy, đặc biệt là trong thiết kế logo, in ấn và nhận diện thương hiệu. Hãy đề cập đến những kỹ năng này nếu bạn vừa phát triển một kiểu typography ưng mắt, hiểu mối quan hệ giữa văn bản và không gian âm, và làm thế nào để serifs và chữ ghép cho phép các chữ cái quyện vào nhau một cách nhẹ nhàng. Đưa ra những lựa chọn kiểu typography đúng cũng quan trọng như bất kỳ lựa chọn thiết kế nào khác.
Kỹ năng vẽ tay
Mặc dù mọi thứ đều là kỹ thuật số, nhưng vẫn sẽ thật hữu ích nếu có những kỹ năng phác thảo, vẽ chì hoặc vẽ màu, chẳng hạn như kinh nghiệm với bút bi, mực hoặc màu nước. Tại sao ư? Bởi vì các giám đốc sáng tạo có thể nhìn thấy chất lượng ý tưởng mà bạn đưa ra qua bản phác thảo. Các bản phác thảo rất hữu ích trong việc giúp bạn hình thành các ý tưởng hoặc kịch bản, đặc biệt trong các cuộc họp thu thập ý kiến hoặc quá trình tư duy.
Các kỹ năng mềm
Mặc dù thiết kế là một lĩnh vực vui vẻ và tôn vinh sự sáng tạo, nhưng một nhà thiết kế đồ họa phải làm việc tốt dưới áp lực trong một môi trường mà các deadline luôn ngập đầu. Các nhà sử dụng lao động mong đợi những bản thiết kế tuyệt vời ngay cả trong thời gian quay vòng ngắn. Hãy liệt kê kinh nghiệm quản lý nhiều dự án của bạn, hoặc các mối quan hệ với nhà cung cấp, hoặc các kỹ năng gặp mặt khách hàng. Bạn cũng phải là một thành viên tích cực trong những nỗ lực hợp tác khi làm việc nhóm, thậm chí khi bạn là nhà thiết kế solo trong nhóm.